Học phần GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG

SỞ
GD&ĐT SÓC TRĂNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc |
ĐỀ
CƯƠNG HỌC PHẦN
1. Tên học
phần: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
Mã số
Tính
chất: Bắt buộc
2. Bậc đào tạo: Cao đẳng Hệ đào tạo: Chính
quy
3. Thời lượng: 01 tín chỉ (15 tiết lý thuyết; 30 tiết tự học)
4. Điều kiện tiên quyết: Sinh học môi trường và Giáo dục học
5. Mô tả học
phần
Học
phần bao gồm một số nội dung cơ bản:
- Các thành phần cơ bản của môi trường.
- Ô nhiễm môi trường: khái niệm về ô nhiễm môi
trường; hiện trạng môi trường ở Việt Nam, trên toàn cầu và nguyên nhân của tình
trạng này.
- Các nguyên lý của sinh vật học như cấu trúc
của sự sống, cơ chế hoạt động của hệ sinh thái; các vòng tuần hoàn sinh địa hóa
và tuần hoàn dòng năng lượng; cân bằng của hệ sinh thái, đa dạng sinh học và
các ứng dụng của chúng trong khoa học môi trường.
- Các vấn đề nền tảng của môi trường và phát
triển bền vững bao gồm: dân số và phát triển dân số; lương thực và thực phẩm
của loài người; năng lượng và phát triển bền vững.
- Các hiểu biết cần thiết về luật môi trường;
giáo dục bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
6. Chuẩn đầu ra
của môn học
Học
xong học phần “Giáo
dục môi trường” sinh viên phải đạt được các năng lực
sau:
*
Về kiến thức:
- Hiểu được những nội dung cơ bản về
khoa học môi trường, hiện trạng về môi trường và dân số ở nước ta cũng như trên
thế giới.
- Hiểu biết các phương pháp luận về khoa
học môi trường cũng như những yêu cầu cấp thiết phải giải quyết để bảo vệ môi
trường và phát triển dân số một cách hợp lý.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải
quyết các vấn đề về môi trường.
- Vận dụng vào dạy các nội dung giáo dục
môi trường ở trường Tiểu học qua các môn học và các hoạt động ngoại khóa.
* Về kĩ năng:
- Biết lựa chọn, sử dụng các kiến thức đã học vào dạy các
nội dung giáo dục môi trường ở trường Tiểu học nhằm phát triển năng lực học
sinh.
- Thành thạo trong việc chuẩn bị các phương tiện, xây dựng các bài thuyết trình, trao
đổi thảo luận và rút kinh nghiệm.
* Về thái độ:
Có
ý thức tự cập nhật thông tin, thường xuyên tự rèn luyện các năng lực sư phạm
(Giao tiếp, xử lý tình huống).
7. Kiểm tra, đánh giá: áp dụng thang điểm 10.
-
Kiểm tra GHP: 100% trắc nghiệm khách quan.
-
Thi hết học phần: 100% trắc nghiệm khách quan; thời gian: 45 phút
8.
Tài liệu dạy học
*
Tài liệu chính:
[1]. Lê Văn
Trưởng, Nguyễn Kim Tiến (đồng chủ biên), Nguyễn Song Hoan, Nguyễn Quốc Tuấn,
2006. Giáo trình Giáo dục môi trường.
NXB GD.
*
Tài liệu khác:
[1]. Lưu
Đức Hải, 2000. Giáo
trình Cơ sở khoa học môi trường. NXB
ĐHQG Hà Nội.
[2]. Trần
Kiên và cộng sự, 1999. Giáo trình Sinh
thái học và môi trường. NXB GD.
[3]. Nguyễn
Văn Tuyên, 1998. Giáo trình Sinh
thái học và môi trường. NXB GD.
[4]. Cao
Liêm và Trần Đức Viên, 1990. Giáo trình Sinh
thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường. NXB ĐH VÀ GDCN.
9. Giảng viên
-
Trần Thị Mỹ Trang (Thạc sĩ). Bộ phận công tác: Khoa Tự
nhiên.
Email: trangtm@stttc.edu.vn.
- Nguyễn Thị Bích Hằng
(Thạc sĩ). Bộ phận công tác: Khoa Tự nhiên.
Email:
hangntb@stttc.edu.vn
- Lê Thị Xã
(Thạc sĩ). Bộ phận công tác: Khoa Tự nhiên.
Email:
xalt@stttc.edu.vn
10. Nội dung môn học
Số
tiết (từ tiết... đến tiết....) |
Nội
dung (chương, phần) |
Hướng
dẫn và yêu cầu SV làm việc |
Hình
thức dạy học |
0,5 |
Chủ
đề 1. Giới thiệu về KHMT
- Tìm hiểu về khoa học môi trường. |
-
SV tham khảo giáo trình, chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà.
-
Báo cáo các nội dung đã chuẩn bị. |
Lên lớp |
2(1-2,5) |
Chủ
đề 2. Các thành phần cơ bản của môi trường |
|
|
|
HĐ1-
Tìm hiểu sự xuất hiện của sinh thái quyển và các nhân tố sinh thái của môi
trường;
-
Các nhân tố sinh thái.
HĐ2-
Tìm hiểu môi trường đất và các môi trường sinh thái trên cạn.
HĐ3-
Tìm hiểu môi trường nước và môi trường không khí. |
-
SV tham khảo giáo trình, chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà.
- SV nghiên cứu HĐ 1, 2, 3.
- Báo cáo và thảo luận về các nội dung
đã chuẩn bị.
|
Lên lớp
Tự học
Lên lớp |
2,5
(2,5-5,0) |
Chủ
đề 3. Tài nguyên thiên nhiên |
|
|
|
HĐ1-
Tìm hiểu khái niệm, phân loại tài nguyên và đánh giá tài nguyên thiên nhiên.
-
Đánh giá tài nguyên thiên nhiên.
HĐ2-
Tìm hiểu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.
HĐ3-
Tìm hiểu tài nguyên đất, rừng và khí hậu.
HĐ4-
Tìm hiểu tài nguyên nước, tài nguyên biển và đại dương. |
-
SV tham khảo giáo trình, chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà.
- Giải đáp những thắc mắc của sinh
viên (trong các nội dung trước).
- SV nghiên cứu HĐ 1, 2, 3, 4.
- Báo cáo và thảo luận về các nội dung
đã chuẩn bị. |
Lên lớp
Tự học
Lên lớp |
2,5
(5,0-7,5) |
Chủ
đề 4. Các nguyên lí sinh thái học ứng dụng trong khoa học môi trường |
|
|
|
HĐ1-
Tìm hiểu cấu trúc của sự sống và cơ chế hoạt động của hệ sinh thái.
HĐ2-
Tìm hiểu các chu trình sinh địa hóa.
-
Chu trình nitơ, chu trình photpho.
HĐ3-
Tìm hiểu dòng tuần hoàn năng lượng trong hệ sinh thái.
-
Hiệu suất sinh thái.
HĐ4-
Tìm hiểu sự cân bằng của hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
-
Mối quan hệ giữa những cá thể trong quần thể; Tác động tổng hợp của các nhân
tố sinh thái. |
-
SV tham khảo giáo trình, chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà.
- Giải đáp những thắc mắc của sinh
viên (trong các nội dung trước).
- SV nghiên cứu HĐ 1, 2, 3, 4.
- Báo cáo và thảo luận về các nội dung
đã chuẩn bị.
|
Lên lớp
Tự học
Tự học
Tự học
|
1
(8,5) |
Kiểm tra giữa
học phần |
|
|
2,5
(8,5-11,0) |
Chủ
đề 5. Sự tác động của con người đối với môi trường |
|
|
|
HĐ1-
Tìm hiểu lịch sử tác động của con người đến môi trường.
HĐ2-
Tìm hiểu khái niệm ô nhiễm môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.
HĐ3-
Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường nước và đất.
HĐ4-
Tìm hiểu vấn đề tiếng ồn, rác thải và ô nhiễm khác. HĐ5- Tìm hiểu vấn đề hủy hoại môi trường tự nhiên. |
-
SV tham khảo giáo trình, chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà.
- SV nghiên cứu HĐ 1, 2, 3, 5.
- Báo cáo và thảo luận về các nội dung đã chuẩn bị. |
Lên lớp
Tự học
|
3,0
(12,0-14,0) |
Chủ
đề 6. Một số vấn đề nền tảng về môi trường và phát triển bền vững |
|
|
|
HĐ1- Tìm hiểu vấn đề dân số.
-
Lịch sử phát triển dân số thế giới.
HĐ2-
Tìm hiểu vấn đề lương thực và thực phẩm.
HĐ3-
Tìm hiểu vấn đề năng lượng.
HĐ4-
Tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững. |
-
SV tham khảo giáo trình, chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà.
- SV nghiên cứu HĐ 1, 2, 3, 4.
- Báo cáo và thảo luận về các nội dung đã chuẩn bị. |
Lên lớp
Tự học
|
1,0
(15) |
Chủ
đề 7. Giáo dục môi trường |
|
|
|
HĐ1- Tìm hiểu lịch sử và phương pháp
tiếp cận giáo dục môi trường.
HĐ2-
Tìm hiểu nội dung giáo dục môi trường.
HĐ3-
Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường. |
-
SV tham khảo giáo trình, chuẩn bị nội dung bài học trước ở nhà.
- SV nghiên cứu HĐ 1, 2.
- Báo cáo và thảo luận về các nội dung
đã chuẩn bị. |
Lên lớp
Tự học |
|
Ôn tập |
Ôn tập theo đề cương học tập |
Tự học |
TRƯỞNG KHOA/TỔ
HIỆU TRƯỞNG